NÓI KHÔNG VỚI ỐNG HÚT NHỰA – VÌ MỘT TƯƠNG LAI XANH

64

Mến chào bạn.

SRAW.i tin chắc khi bạn quan tâm đến bài viết này thì bạn cũng đã có nhiều trăn trở về vấn đề môi trường sống của chúng ta.Sraw.i chia xẻ cùng bạn qua bài viết dưới đây: vì sao phong trào nói không với ống hút nhựa-vì một tương lai xanh lại được cộng đồng Việt Nam và thế giới ủng hộ đến vậy.

Tại sao nói không với ống hút nhựa? 

Bạn dùng ống hút một lần trung bình từ 20-50 phút rồi vứt đi nhưng môi trường cần đến 500 năm để tiêu hủy. Sau khi bị vứt đi, ống hút nhựa cũng không phân hủy hoàn toàn thành đất, nó biến thành các hạt vi nhựa(microplastic). Sinh vật biển và chim biển nhầm lẫn tưởng các hạt vi nhựa là thức ăn nên ăn chúng

 Con người, các động vật khác qua chuỗi tiêu hóa các sinh vật biển tại gián tiếp hấp thu các hạt vi nhựa. Khi vào cơ thể, Microplastic gây cản trở cho hệ tiêu hóa, gây ra những phản ứng độc hại với cơ thể. Đó là chuỗi tiêu hủy các vật nhựa dẫn đến việc tại sao ta phải nói không với ống hút nhựa.

Xác chú rùa bị bao bọc bởi lưới ngư dân-nói không với rác thải nhựa

Ống hút nhựa để hút, không phải để ăn hay cắm vào mũi 

Bạn nghe tựa đề này quen không? Hẳn bạn đã xem đoạn Video về chú rùa được các nhà khoa học cứu khỏi chiếc ống hút cắn ngay trên mũi. Đó chỉ là một ví dụ nhỏ mà con người có thể nhìn thấy. Ngoài kia, các sinh vật biển thật sự đáng thương khi phải đang vùng vẫy sống trong đại dương đầy rác thải .

Mỗi năm thế giới thải ra 300 triệu tấn nhựa và 10% số nhựa này (30 triệu) kết thúc ở đại dương. Một ví dụ đơn giản cho bạn tưởng tượng nhé: nếu tính tỉ lệ giữa nhựa : sinh vật phù du là 1:2. Bạn có kinh ngạc giống SRAW.i  khi đọc những số liệu này không, nó thực sự làm chúng ta trăn trở. 

Các nhà khoa học ước tính đến năm 2050, số lượng rác thải nhựa ở đại dương còn nhiều hơn số cá. Nghiên cứu từ các viện khoa học ý cho thấy 70% chim biển và 30% rùa biển có nhựa trong dạ dày. Và đến50% các loài sinh vật biển gặp vấn đề trong quá trình tiêu hóa nhựa. Đây không còn là vấn đề của riêng SRAW.i hay bạn nữa… nó cần sự chung sức của cộng đồng toàn thế giới trong việc nói không với ống hút nhựa- vì một tương lai xanh.

Ống hút nhựa thải ra đại dương qua những con đường nào

Rác thải nhựa dù xuất phát từ nguồn gốc nào cũng kết thú ở đất và đại dương. Vậy ống hút nhựa trôi dạt về đại dương qua những con đường nào nhỉ?

Từ việc xả rác bừa bãi, nó sẽ rôi xuống sông và bị cuốn ra biển

Từ gió: do trọng lượng nhẹ nên ống hút có thể bị gió thổi ra khỏi thùng hàng khi vận chuyển bằng tàu biển

Chúng bị bỏ quên trên những bãi biển công cộng hay các khu nghỉ dưỡng

Chúng rất nhẹ và dễ bị bỏ qua trong quá trình tái chế rác thải nhựa, vì vậy nó bị trộn lẫn vào rác thông thường và xử lý như 1 quy trình bình thường 

Một số loại Ống hút thân thiện môi trường thay thế ống hút nhựa

Ống hút giấy thay thế cho ống hút nhựa-SRAW.I

Khi nói không với ống hút nhựa-vì một tương lai xanh, hẳn bạn đang cần một giải pháp thay thế.Chúng tôi gợi ý đến bạn một vài loại ống hút thân thiện môi trường rất dễ tìm ở VN sau:

Ống hút giấy

Ống hút thủy tinh

Ống hút Inox

Ống hút tre

Ống hút cỏ bàng

Bạn tham gia cùng tôi chứ?

Việt nam có hình chữ S và bề mặt tiếp giáp biển là 3.260km. Liệu tương lai con cái chúng ta đến năm 2050 sẽ ra sao nếu bây giờ chúng ta vẫn còn dửng dưng với rác thải nhựa? Nói không với ống hút nhựa- thay đổi dần thói quen-là mong muốn từ tấm lòng của SRAW.i. 

Bạn tham gia cùng tôi chứ? Hãy nói không với ống hút nhựa – vì một tương lai xanh bắt đầu ngay từ hôm nay bằng việc thay đổi một chút thói quen hằng ngày. Cảm ơn bạn

LÊ THỊ HIỀN PHƯƠNG-CHỦ SÁNG LẬP THƯƠNG HIỆU ỐNG HÚT GIẤY SRAW.i

Số điện thọai: 08 38041368

Email:[email protected]

Trả lời