CUỘC CHIẾN ỐNG HÚT NHỰA – VÀ CÂU CHUYỆN VỀ KẺ CHÂM NGÒI BẤT ĐẮC DĨ?-Phần 2

51

Thân chào bạn.

Trong bài viết lần 1, SRAW.i đã gửi đến bạn câu chuyện về chú rùa được phẫu thuật giải thoát khỏi chiếc ống hút nhựa bị mắc kẹt trên mũi. Rất nhanh sau đó, chú rùa ống hút đã trở thành 1 youtuber thực sự thu hút rất nhiều lượt xem chỉ sau vài ngày. 

Trong Cuộc chiến ống hút – Và câu chuyện về kẻ châm ngòi bất đắc dĩ?-Phần 2, SRAW.i sẽ nói về hai vấn đề gây tranh cãi nổi trội sau khi đoạn video được đăng lên:

Chú rùa biển bị mắc nĩa nhựa vào mũi

1/HÀNH ĐỘNG CỨU CHÚ RÙA BIỂN CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC CÓ ĐÚNG HAY KHÔNG?

Kết thúc đoạn video, mũi chú rùa vẫn còn chảy máu rất nhiều.  Nhiều câu hỏi đặt ra : “Liệu sau khi rút ống hút ra thì tình trạng chú rùa như thế nào” ?

Các nhà nghiên cứu có giải thích rằng: mũi chú ngưng chảy máu rất nhanh sau đó và họ cũng sát khuẩn trước khi trả chú về đại dương. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lên án hành động bộc phát của các nhà khoa học. Họ cho rằng các nhà khoa học đã lạm dụng quá quyền hạn nghiên cứu của mình.

Hành động tuy mang nhiều ý nghĩa nhưng nó cũng đã phá vỡ các quy định trong luật bảo vệ Rùa biển. Nếu các nhà nghiên cứu không bị xử phạt, nó có thể tạo ra nhiều tiền lệ xấu về sau. 

Cuối cùng ,các nhà nghiên cứu có lẽ cũng đã hiểu và chấp nhận nộp phạt. Chú rùa ống hút đã trở về đại dương với chiếc mũi được chữa khỏi một lần, nhưng đại dương vẫn quá nhiều rác… liệu cuộc sống sau này của chú thế nào???

2/ CUỘC CHIẾN ỐNG HÚT- THẾ GIỚI BẮT ĐẦU THAY ĐỔI

ống hút nhựa ô nhiễm môi trường

Đoạn video về chú rùa ống hút thực sự đã truyền cảm hứng cho cuộc nổi dậy của các loại ống hút thân thiện môi trường. Nó tạo nên Cuộc chiến ống hút  – Và câu chuyện về kẻ châm ngòi bất đắc dĩ? đã khiến toàn thế giới nhìn nhận lại.

Tại Mỹ, Settle từ ngày 1/7/2018 sẽ cấm các nhà hàng sử dụng đồ nhựa không có khả năng ủ thành phân. 1/1/2019: Washington-thành phố phát minh ra chiếc ống hút đầu tiên là nơi thứ hai tại Mỹ cấm sử dụng ống hút nhựa, Kế đến là San Francisco và một vài thành phố khác .

Tại Anh: Chính phủ cam kết sẽ cấm ống hút nhựa, dụng cụ khuấy đồ uống và bông ngái tai bằng nhựa từ cuối năm 2019. Châu Âu cũng đã thông qua các dự luật chống đồ nhựa dùng một lần-từ năm 2021- danh mục 10 sản phẩm nhựa bị cấm sẽ được thông qua và các nước thuộc liên minh Châu Âu phải tái chế 90% lượng rác thải nhựa họ thải ra môi trường

Tại Úc: Queensland và Tây Úc là hai bang đầu tiên ủng hộ phong trào này. Từ tháng 7/2019, các nhà kinh doanh bán lẻ bị cấm sử dụng bao nhựa 1 lần để dựng đồ cho khách hàng.

Tại Châu Á: Sau khi đoạn video của Chú rùa ống hút phát lên, Hàn Quốc lên kế hoạch năm 2018: ngưng sử dụng ly nhựa 1 lần, 2021: ngưng sử dụng ly giấy và 2022: các nhà hàng ngưng sử dụng ống hút nhựa. 

Đài Loan: đã đưa ra lộ trình hạn chế đồ nhựa như sau: từ 2020, các nhà hàng, quán ăn cấm sử dụng ống hút nhựa,  2025: người dùng bị xử phạt nếu sử dụng các đồ nhựa 1 lần tại các cơ sở bán lẽ. 2030: cấm hoàn toàn các đồ nhựa 1 lần.

Tại Đông Nam Á, một số quốc gia cũng đã lên chiến lược nhằm hạn chế lượng rác thải ra môi trường. Thái Lan đưa mục tiêu năm 2021 tái chế 60% rác thải nhựa . Indonesia cam kết dành 1 tỉ USD/ năm giảm 70% rác thải nhựa ra biển trước năm 2025. Malaysia cũng lên dự thảo cấm sử dụng túi nhựa.

Tại Việt Nam chúng ta, quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới (năm 2018) về lượng rác thải nhựa ra đại dương cũng có các chế tài tăng thuế, kêu gọi cộng đồng hạn chế sử dụng đồ nhựa. Ngày 25/04/2019, Thủ tướng chính phủ cũng đã có thư kêu gọi đồng bào cả nước và các tổ chức, đoàn thể chung tay chống rác thải nhựa vì một Việt Nam trong lành hơn.

Và trong vài năm nữa, SRAW.i hy vọng thế giới tiếp tục Cuộc chiến ống hút  – Và câu chuyện về kẻ châm ngòi bất đắc dĩ? Chú rùa ống hút – vẫn đủ sức lay động lòng người.

Cảm ơn mọi người đã ghé xem bài chia xẻ.

LÊ THỊ HIỀN PHƯƠNG- SÁNG LẬP THƯƠNG HIỆU SRAW.i

Số điện thoại: 08 3809 1368

Email: [email protected]

 

Trả lời