CUỘC CHIẾN ỐNG HÚT NHỰA- VÀ CÂU CHUYỆN VỀ KẺ CHÂM NGÒI BẤT ĐẮC DĨ?-Phần 1

51

Thân chào bạn.

Năm 2019 đã trôi qua, tại Việt Nam đã ghi nhận lại sự đổi ngôi của ống hút nhựa và các loại ống hút thân thiện môi trường. 2019 cũng được đánh dấu là mốc vàng của Việt Nam và rất nhiều quốc gia trên thế giới trong việc triển khai các dự luật nhằm giảm thiểu nguồn rác thải nhựa.

Vậy bạn có biết tại sao nảy ra cuộc chiến của ống hút – và Câu chuyện về kẻ châm ngòi bất đắc dĩ không? Sraw.i dành bài viết số 13 cho nhân vật đặt biệt này.

Cuộc sống của các sinh vật biển bị tra tấn bởi đại dương rác-Sraw.i

1/ KẺ CHÂM NGÒI BẤT ĐẮC DĨ LÀ AI?

Một ngày đẹp trời  tháng 8 năm 2015, khi đang bơi lội trong vùng nước xanh mát vùng biển Costa Rica xinh đẹp, một chú rùa đực-loại quý dòng Lepidochelys Olivacea được nhất ra khỏi đại dương và đặt lên con thuyền của các nhà nghiên cứu sinh vật biển. Trên mạng thuyền, sau khi được kẹp seal và kiểm tra thì chú đã sẵn sàng để được thả về đại dương. 

Tuy nhiên, hai nhà khoa học đã phát hiện ra có vật gì đó nằm trên mũi chú rùa và tìm cách lấy nó ra. Ban đầu, họ chỉ nghĩ đó là một loại sâu ký sinh trùng trên mũi. Do đang ở xa bờ biển và xa trung tâm chăm sóc động vật nên họ đã quyết định dùng chiếc kèm trong bộ dụng cụ đa năng để tự tay phẫu thuật lấy vật thể lạ ra. 

Khi kéo ra, các nhà nghiên cứu mới phát hiện đó chính là chiếc ống hút nhựa dài khoảng 12cm đã cắm sâu vào mũi chú rùa từ lâu. Các nhà khoa học đã phải nỗ lực và vật lộn trong vòng 8 phút mới xong quá trình phẫu thuật bất đắc dĩ này.

Do chiếc ống hút cắm quá sâu nên trong quá trình rút ra, chú rùa đã bị chảy máu rất nhiều và tỏ ra khá đau đớn. Christine Figgener, một nhà nghiên cứu có mặt trên thuyền đã cho biết họ đã giữ chú rùa lại một thời gian và dùng iodine để khử trùng trước khi trả chú về biển khơi.

Thật ngạc nhiên khi không phải các tổ chức môi trường, các cơ quan chính phủ… mà chính là một chú rùa, kẻ đã khơi lên cuộc chiến của ống hút – Câu chuyện về kẻ châm ngòi bất đắc dĩ này.

2/ HÀNH TRÌNH THUYẾT PHỤC CỘNG ĐỒNG THAM GIA CUỘC CHIẾN CỦA ỐNG HÚT GIẤY VÀ ỐNG HÚT NHỰA

câu chuyện chú rùa biển bị mắc ống hút nhựa

Christine Figgener, nhà nghiên cứu thực hiện đoạn quay clip này đã rất trăn trở trước khi đăng đoạn Video này lên Youtube. Chính Figgener, trong quá trình nhà nghiên cứu cuộc sống của loài rùa đã rất nhiều lần chứng kiến cuộc sống của các sinh vật biển bị hành hạ bởi rác thải trôi nổi trong đại dương.

Vì vậy, sau khi quay được Video này, tâm trí của cô ấy đã chạy đua để tìm ra câu trả lời: mình phải làm gì với video này đây? Figgener chia xẻ “ Tôi còn nhớ cảm giác lúc quay được đoạn video này, nó như là bằng chứng mà cô ấy không thể giữ riêng cho bản thân mình. Tôi cũng không muốn một mình mình gánh vác nó nữa. Tôi nghĩ người khác có thể ngủ ngon mỗi đêm vì họ chưa thấy được điều đó”

Figgener quyết định đăng video lên kênh youtube bởi tài khoản Sea Turtle Biologist của mình. Chỉ sau một ngày, đoạn clip đã thu hút 20,000 người xem và chia sẻ. Một vài ngày tiếp theo, nó đạt con số nửa triệu người… Cho đến thời điểm hiện nay, con số đó đã lên 39 triệu lượt xem. 

Tại sao đoạn clip ngắn vậy lại có sức thu hút lớn và nhanh chóng lan rộng như vậy? Thực sự đoạn video của Figgener đó đã châm ngòi cho hai cuộc tranh luận lớn về sau:

-cuộc tranh luận thứ nhất là: giữa việc cứu sống chú rùa và việc vượt quá giới hạn khi các nhà nghiên cứu khoa học tự tay thực hiện công việc của các bác sĩ- phẫu thuật lấy ống hút ra khỏi mũi chú rùa. 

-cuộc tranh luận thứ hai- cuộc chiến ống hút -Câu chuyện về kẻ châm ngòi bất đắc dĩ sẽ như thế nào cho tới lúc này..

SRAW.i mời các bạn xem tiếp phần 2 trong bài viết tiếp theo nhé. Cảm ơn bạn.

LÊ THỊ HIỀN PHƯƠNG- CHỦ SÁNG LẬP THƯƠNG HIỆU SRAW.i 

Số điện thoại: 08 3804 1368

Email: [email protected]

 

Trả lời